-Hàn
Giang Trần Lệ Tuyền -
Huỳnh
Ngọc Chênh trong “Đoàn thanh niên
quyết tử - Học sinh quyết tử- Phật tử quyết tử”:
Như mọi người đều biết, trước ngày 30/4/1975. Giới trẻ tại miền Nam, đặc biệt là học sinh tại các trường Bồ Đề đều mong được tiến thân; bởi vì, do các bậc phụ huynh đã nghĩ rằng, khi đến học tại những trường này, thì sẽ được các “thầy” dạy dỗ nên người hữu dụng trong tương lai. Nhưng tai hại thay, vì ngày ấy, hàng ngày đến trường lại bị các “thầy” nhồi nhét vào đầu những “bài học” như: “Chúng ta phải đánh đổ Mỹ- Diệm”! Rồi đến: “Phải đánh đổ Thiệu - Kỳ - Hương - Phải hy sinh tánh mạng vì đạo pháp - Phải tận diệt Cần lao - Quốc Dân đảng ác ôn”.
Rồi từ xúi dục bắt đầu từ những học sinh ở những lớp lớn hơn phải “hướng dẫn đấu tranh” cho các học sinh lớp nhỏ, bằng những cách phải biết dùng gậy gộc, để sau đó, bắt buộc các học sinh phải gia nhập vào “Đoàn thanh niên - Học sinh quyết tử - Phật tử quyết tử”, để tiến đến việc lôi bàn thờ Phật xuống đường, đem ra để khắp nơi, từ mặt đường, trên những cống rãnh... đến trở thành những tên côn đồ, tay cầm gậy gộc, gạch đá, khủng bố, đánh đập, giết người, đập đầu, treo cổ. Thậm chí đến những trẻ em vô tội cũng bị “Phật tử quyết tử , Quân đoàn Vạn Hạnh, Thanh niên Phật tử quyết tử...” hành hình cho đến chết!
Nhân hôm nay, Huỳnh Ngọc Chênh, là một trong vô số những kẻ đã từng nằm trong “ Đoàn thanh niên, Học sinh Phật tử quyết tử” tại Đà Nẵng, hiện đang có mặt tại Paris, người viết xin kể lại một câu chuyện có thật đã xảy ra trước và sau ngày 30/4/1975, mà chắc chắn Huỳnh Ngọc Chệnh không thể không biết như sau:
Ngày ấy, vào mùa hè 1966, người viết có biết một bậc phụ huynh tại thành phố Đà Nẵng, đã rất đau lòng khi nhìn thấy đứa con của của mình, mà trước đó rất hiền lành, chân thực. Nhưng bỗng một hôm, từ đâu đó, nó huỳnh huỵch chạy về nhà, tay cầm gậy gộc còn dính máu người. Nó vội vàng thay bộ áo quần, rồi bỏ ra đi. Sau đó, bà mẹ khi ôm áo quần của đứa con trai ra giếng giặt, thì bà đã phát hiện ra những vết máu người nhuộm đỏ trên bộ áo quần. Bà đã đã khóc ngất, vì biết con mình đã phạm tội sát nhân. Bà nói với chồng:
- Như vầy mà ông nói cho nó vô chùa làm công quả và học ở bồ Đề để các thầy dạy dỗ nó nên người.
Người chồng đã đau đớn trả lời:
- Bà ôi ! Tui đâu có ngờ mấy ông thầy chùa lại ác ôn như vậy hả. Bởi tui ngu, nhưng bây chừ làm sao mà kêu nó về được nữa. Nó đâu có nghe lời tui với bà. Nó chỉ còn nghe lời của thầy chùa thôi hà. Mà cũng không biết nó ở đâu mà tìm. Nó là “Phật tử quyết tử” đó bà ơi!... Trăm ngàn lỗi cũng tại tui. Bây chừ, bà càng nói, tui càng đau khổ, hay là tui với bà đi tìm nó thử ?...
Cuối cùng hai ông bà đã đến chùa Pháp Lâm, ở số 500, đường Ông Ích Khiêm, là chùa “tỉnh Giáo hội PGVNTN Quảng Nam - Đà Nẵng”. Tại đây, ông bà đã tìm gặp được con mình. Nhưng khi bảo nó về nhà, thì nó trả lời:
- Cha với mẹ hãy về đi. Con còn phải chiến đấu với quân Thiệu - Kỳ. Chừng nào Thiệu - Kỳ từ chức con mới về...
Nghe con mình nói vậy, hai ông bà cùng khóc rồi ra về.
Sau đó, vì “tranh đấu” liên miên, nên cậu chẳng học hành gì cả. Đến ngày 29/3/1975, cậu theo “thầy” Thích Minh Tuấn, Hiệu trưởng trường Bồ Đề (sau này là Hòa thượng trong cái “Hội đồng lãnh đạo Trung ương Giáo hội PGVNTN) lên xe ra tận núi rừng để đón rước “Bộ đội Giải phóng” vào Đà Nẵng. Rồi cậu cũng theo “thầy” ở trong cái ban đấu tố “Tội ác Mỹ - Ngụy” cũng của “thầy” Thích Minh Tuấn, để đấu tố các vị Quân - Cán - Chính Việt Nam Cộng Hòa, dù ở hang cùng ngõ hẻm nào, cậu cũng theo chân “thầy” để đấu tố quý vị ấy đến nơi, tới chốn, đến phải vào tù “cải tạo” mới thôi.
Cho đến một ngày, tàn cuộc đấu tố, cậu trở về nhà, thì cũng là lúc cha mẹ của cậu bị đánh “tư sản mại bản” nhà cửa tiêu tan. Gia đình cậu vốn giàu có. Mỗi lần theo “thầy” đi đấu tố, cậu đều về nhà lấy vàng đem theo để thầy trò cùng tiêu xài. Chính vì thế, mà cha mẹ của cậu mới bị liệt vào hàng “tư bản bóc lột”. Sau khi bị mất hết tài sàn và nhà cửa, cha mẹ của cậu phải lên tận thôn Đông Bích, đây là một “vùng kinh tế mới” gần công trường Thắng Lợi, giáp ranh với Huyện Hiên và Giằng, thuộc tỉnh Quảng Nam.
Lúc bấy giờ, đã cùng đường, không còn cách nào khác, nên cậu cũng phải theo cha mẹ lên tận nơi rừng thiêng nước độc này, để... đấu tố với đỉa và vắt, và phải làm ruộng, trồng sắn. Cho đến một hôm đang cuốc ruộng, cậu đã cuốc phải một quả đạn M.79 chưa nổ, nên nó phát nổ ầm... Cậu ngã ngay xuống ruộng, mặt mày bê bết máu. Cậu được đưa về bệnh viện Giải Phẫu Đà Nẵng (bây giờ là Bệnh Viện Đa Khoa). Cậu được cứu sống, nhưng phải mất đi một mắt. Sau một thời gian, cả gia đình chịu không thấu, phải chạy trở về Đà Nẵng. Nhà cửa không còn, cha mẹ của cậu đã phải cất lên một căn nhà, nói đúng hơn, là một cái chòi bằng lá, cho cả ba người cùng ở.
Đến đầu năm 1994, nhiều người quen của cha mẹ cậu ở hải ngoại về thăm quê. Biết hoàn cảnh đó, bởi trước kia cha mẹ cậu giàu có, nhưng rất tốt bụng, thường hay giúp đỡ người khác. Vì thế, nên dù không ưa cậu, nhưng vì thương cha mẹ cậu, nên họ đã giúp đỡ tiền bạc cho hai ông bà. Do vậy, ông bà đã có được một căn nhà khang trang. Và vì ông bà vốn biết cách làm ăn, nên hiện giờ cuộc sống tương đối đầy đủ. Thế nhưng, lúc nào ông bà cũng thấy đau xót, hối hận, khi nhìn thấy đứa con trai độc nhất của mình, nay đã trở thành độc nhãn !
Bởi vì một sai lầm quá lớn, mà không sao chuộc lại được. Chỉ vì tin rằng đưa con vào làm “công quả” và học ở trường Bồ Đề, là sẽ được các “thầy” dạy dỗ nên người, nên bậc cha mẹ đã không ngờ đưa con của mình vào tai nạn, tật nguyền. Phần cậu quý tử, bây giờ cũng biết hối tiếc, dù đã quá muộn màng! Nay cậu cũng như cha mẹ không hề dám tới chùa chiền nữa...
Đáng lẽ, người viết không nên viết ra những điều này, vì sẽ làm đau lòng ông bà, nếu đọc được những dòng này. Nhưng người viết chân thành xin lỗi ông bà: Ông bà cũng là người hiểu biết. Vậy chắc ông bà cũng không muốn ai phải trở thành những người bất nghĩa, bất nhân.
Trên đây, chỉ là một trường hợp, trong vô số những nạn nhân của một thời “tranh đấu”. Người viết còn biết rất nhiều những gia đình đã đã bị đổ nát, tan hoang bởi những bàn tay của phong trào “tranh đấu” bằng cách đem bàn thờ Phật xuống đường. Nhưng không biết phải kể cho đến bao giờ mới hết; nên xin tạm dừng lại nơi đây, để phải nói đến một “đoàn viên” của “Đoàn Phật tử quyết tử” tại thành phố Đà Nẵng. Đó là Huỳnh Ngọc Chênh:
Hôm nay, và ngày mai, Chúa nhật, 24/3/2013. Huỳnh Ngọc Chênh có mặt tại chùa Khánh Anh tại Paris... Vậy thì, dù đứng hay quỳ trước ảnh tượng của Đức Phật Tổ, Huỳnh Ngọc Chênh có còn nhớ chăng, những năm tháng đã theo chân Thích Minh Chiếu “Thiếu tá Trưởng phòng Tuyên úy Phật giáo Vùng I Chiến thuật” để sát hại những đồng bào hiền lương, vô tội tại Quảng Nam và Đà Nẵng. Đồng thời cũng là kẻ đã nhúng tay vào những đổ vỡ, tan nát, khốn khổ, đau thương cho vô số người, như một trong những gia đình nạn nhân tại Đà Nẵng đã kể ở trên, cũng như đã từng sát cánh bên Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Hữu Thái... trong những cuộc xuống đường để chống chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, để mong có được một ngày 30/4/1975; và để cho Huỳnh Ngọc Chênh vào tận đài phát thanh Sài Gòn, như Nguyễn Hữu Thái đã viết, để cùng Trịnh Công Sơn “hát vang bài ca Nối Vòng Tay Lớn”. Và, có lẽ ngày mai: Chúa nhật, 24/3/2013, ngay tại chùa Khánh Anh, một lần nữa, Huỳnh Ngọc Chênh lại tái hiện “Nối Vòng Tay Lớn”!
Paris, 23/3/2013
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
Như mọi người đều biết, trước ngày 30/4/1975. Giới trẻ tại miền Nam, đặc biệt là học sinh tại các trường Bồ Đề đều mong được tiến thân; bởi vì, do các bậc phụ huynh đã nghĩ rằng, khi đến học tại những trường này, thì sẽ được các “thầy” dạy dỗ nên người hữu dụng trong tương lai. Nhưng tai hại thay, vì ngày ấy, hàng ngày đến trường lại bị các “thầy” nhồi nhét vào đầu những “bài học” như: “Chúng ta phải đánh đổ Mỹ- Diệm”! Rồi đến: “Phải đánh đổ Thiệu - Kỳ - Hương - Phải hy sinh tánh mạng vì đạo pháp - Phải tận diệt Cần lao - Quốc Dân đảng ác ôn”.
Rồi từ xúi dục bắt đầu từ những học sinh ở những lớp lớn hơn phải “hướng dẫn đấu tranh” cho các học sinh lớp nhỏ, bằng những cách phải biết dùng gậy gộc, để sau đó, bắt buộc các học sinh phải gia nhập vào “Đoàn thanh niên - Học sinh quyết tử - Phật tử quyết tử”, để tiến đến việc lôi bàn thờ Phật xuống đường, đem ra để khắp nơi, từ mặt đường, trên những cống rãnh... đến trở thành những tên côn đồ, tay cầm gậy gộc, gạch đá, khủng bố, đánh đập, giết người, đập đầu, treo cổ. Thậm chí đến những trẻ em vô tội cũng bị “Phật tử quyết tử , Quân đoàn Vạn Hạnh, Thanh niên Phật tử quyết tử...” hành hình cho đến chết!
Nhân hôm nay, Huỳnh Ngọc Chênh, là một trong vô số những kẻ đã từng nằm trong “ Đoàn thanh niên, Học sinh Phật tử quyết tử” tại Đà Nẵng, hiện đang có mặt tại Paris, người viết xin kể lại một câu chuyện có thật đã xảy ra trước và sau ngày 30/4/1975, mà chắc chắn Huỳnh Ngọc Chệnh không thể không biết như sau:
Ngày ấy, vào mùa hè 1966, người viết có biết một bậc phụ huynh tại thành phố Đà Nẵng, đã rất đau lòng khi nhìn thấy đứa con của của mình, mà trước đó rất hiền lành, chân thực. Nhưng bỗng một hôm, từ đâu đó, nó huỳnh huỵch chạy về nhà, tay cầm gậy gộc còn dính máu người. Nó vội vàng thay bộ áo quần, rồi bỏ ra đi. Sau đó, bà mẹ khi ôm áo quần của đứa con trai ra giếng giặt, thì bà đã phát hiện ra những vết máu người nhuộm đỏ trên bộ áo quần. Bà đã đã khóc ngất, vì biết con mình đã phạm tội sát nhân. Bà nói với chồng:
- Như vầy mà ông nói cho nó vô chùa làm công quả và học ở bồ Đề để các thầy dạy dỗ nó nên người.
Người chồng đã đau đớn trả lời:
- Bà ôi ! Tui đâu có ngờ mấy ông thầy chùa lại ác ôn như vậy hả. Bởi tui ngu, nhưng bây chừ làm sao mà kêu nó về được nữa. Nó đâu có nghe lời tui với bà. Nó chỉ còn nghe lời của thầy chùa thôi hà. Mà cũng không biết nó ở đâu mà tìm. Nó là “Phật tử quyết tử” đó bà ơi!... Trăm ngàn lỗi cũng tại tui. Bây chừ, bà càng nói, tui càng đau khổ, hay là tui với bà đi tìm nó thử ?...
Cuối cùng hai ông bà đã đến chùa Pháp Lâm, ở số 500, đường Ông Ích Khiêm, là chùa “tỉnh Giáo hội PGVNTN Quảng Nam - Đà Nẵng”. Tại đây, ông bà đã tìm gặp được con mình. Nhưng khi bảo nó về nhà, thì nó trả lời:
- Cha với mẹ hãy về đi. Con còn phải chiến đấu với quân Thiệu - Kỳ. Chừng nào Thiệu - Kỳ từ chức con mới về...
Nghe con mình nói vậy, hai ông bà cùng khóc rồi ra về.
Sau đó, vì “tranh đấu” liên miên, nên cậu chẳng học hành gì cả. Đến ngày 29/3/1975, cậu theo “thầy” Thích Minh Tuấn, Hiệu trưởng trường Bồ Đề (sau này là Hòa thượng trong cái “Hội đồng lãnh đạo Trung ương Giáo hội PGVNTN) lên xe ra tận núi rừng để đón rước “Bộ đội Giải phóng” vào Đà Nẵng. Rồi cậu cũng theo “thầy” ở trong cái ban đấu tố “Tội ác Mỹ - Ngụy” cũng của “thầy” Thích Minh Tuấn, để đấu tố các vị Quân - Cán - Chính Việt Nam Cộng Hòa, dù ở hang cùng ngõ hẻm nào, cậu cũng theo chân “thầy” để đấu tố quý vị ấy đến nơi, tới chốn, đến phải vào tù “cải tạo” mới thôi.
Cho đến một ngày, tàn cuộc đấu tố, cậu trở về nhà, thì cũng là lúc cha mẹ của cậu bị đánh “tư sản mại bản” nhà cửa tiêu tan. Gia đình cậu vốn giàu có. Mỗi lần theo “thầy” đi đấu tố, cậu đều về nhà lấy vàng đem theo để thầy trò cùng tiêu xài. Chính vì thế, mà cha mẹ của cậu mới bị liệt vào hàng “tư bản bóc lột”. Sau khi bị mất hết tài sàn và nhà cửa, cha mẹ của cậu phải lên tận thôn Đông Bích, đây là một “vùng kinh tế mới” gần công trường Thắng Lợi, giáp ranh với Huyện Hiên và Giằng, thuộc tỉnh Quảng Nam.
Lúc bấy giờ, đã cùng đường, không còn cách nào khác, nên cậu cũng phải theo cha mẹ lên tận nơi rừng thiêng nước độc này, để... đấu tố với đỉa và vắt, và phải làm ruộng, trồng sắn. Cho đến một hôm đang cuốc ruộng, cậu đã cuốc phải một quả đạn M.79 chưa nổ, nên nó phát nổ ầm... Cậu ngã ngay xuống ruộng, mặt mày bê bết máu. Cậu được đưa về bệnh viện Giải Phẫu Đà Nẵng (bây giờ là Bệnh Viện Đa Khoa). Cậu được cứu sống, nhưng phải mất đi một mắt. Sau một thời gian, cả gia đình chịu không thấu, phải chạy trở về Đà Nẵng. Nhà cửa không còn, cha mẹ của cậu đã phải cất lên một căn nhà, nói đúng hơn, là một cái chòi bằng lá, cho cả ba người cùng ở.
Đến đầu năm 1994, nhiều người quen của cha mẹ cậu ở hải ngoại về thăm quê. Biết hoàn cảnh đó, bởi trước kia cha mẹ cậu giàu có, nhưng rất tốt bụng, thường hay giúp đỡ người khác. Vì thế, nên dù không ưa cậu, nhưng vì thương cha mẹ cậu, nên họ đã giúp đỡ tiền bạc cho hai ông bà. Do vậy, ông bà đã có được một căn nhà khang trang. Và vì ông bà vốn biết cách làm ăn, nên hiện giờ cuộc sống tương đối đầy đủ. Thế nhưng, lúc nào ông bà cũng thấy đau xót, hối hận, khi nhìn thấy đứa con trai độc nhất của mình, nay đã trở thành độc nhãn !
Bởi vì một sai lầm quá lớn, mà không sao chuộc lại được. Chỉ vì tin rằng đưa con vào làm “công quả” và học ở trường Bồ Đề, là sẽ được các “thầy” dạy dỗ nên người, nên bậc cha mẹ đã không ngờ đưa con của mình vào tai nạn, tật nguyền. Phần cậu quý tử, bây giờ cũng biết hối tiếc, dù đã quá muộn màng! Nay cậu cũng như cha mẹ không hề dám tới chùa chiền nữa...
Đáng lẽ, người viết không nên viết ra những điều này, vì sẽ làm đau lòng ông bà, nếu đọc được những dòng này. Nhưng người viết chân thành xin lỗi ông bà: Ông bà cũng là người hiểu biết. Vậy chắc ông bà cũng không muốn ai phải trở thành những người bất nghĩa, bất nhân.
Trên đây, chỉ là một trường hợp, trong vô số những nạn nhân của một thời “tranh đấu”. Người viết còn biết rất nhiều những gia đình đã đã bị đổ nát, tan hoang bởi những bàn tay của phong trào “tranh đấu” bằng cách đem bàn thờ Phật xuống đường. Nhưng không biết phải kể cho đến bao giờ mới hết; nên xin tạm dừng lại nơi đây, để phải nói đến một “đoàn viên” của “Đoàn Phật tử quyết tử” tại thành phố Đà Nẵng. Đó là Huỳnh Ngọc Chênh:
Hôm nay, và ngày mai, Chúa nhật, 24/3/2013. Huỳnh Ngọc Chênh có mặt tại chùa Khánh Anh tại Paris... Vậy thì, dù đứng hay quỳ trước ảnh tượng của Đức Phật Tổ, Huỳnh Ngọc Chênh có còn nhớ chăng, những năm tháng đã theo chân Thích Minh Chiếu “Thiếu tá Trưởng phòng Tuyên úy Phật giáo Vùng I Chiến thuật” để sát hại những đồng bào hiền lương, vô tội tại Quảng Nam và Đà Nẵng. Đồng thời cũng là kẻ đã nhúng tay vào những đổ vỡ, tan nát, khốn khổ, đau thương cho vô số người, như một trong những gia đình nạn nhân tại Đà Nẵng đã kể ở trên, cũng như đã từng sát cánh bên Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Hữu Thái... trong những cuộc xuống đường để chống chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, để mong có được một ngày 30/4/1975; và để cho Huỳnh Ngọc Chênh vào tận đài phát thanh Sài Gòn, như Nguyễn Hữu Thái đã viết, để cùng Trịnh Công Sơn “hát vang bài ca Nối Vòng Tay Lớn”. Và, có lẽ ngày mai: Chúa nhật, 24/3/2013, ngay tại chùa Khánh Anh, một lần nữa, Huỳnh Ngọc Chênh lại tái hiện “Nối Vòng Tay Lớn”!
Paris, 23/3/2013
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét