2 tháng 5, 2013

Những "ất ơ" của Phạm Chí Dũng


Theo báo Tuổi Trẻ - tờ báo duy nhất đăng tin Phạm Chí Dũng bị bắt - thì Phạm Chí Dũng "biên soạn nhiều tài liệu có nội dung bịa đặt, xuyên tạc, phá hoại nội bộ nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" biên soạn nhiều tài liệu có nội dung bịa đặt, xuyên tạc, phá hoại nội bộ nhằm lật đổ chính quyền nhân dân." (1). Những tài liệu này là gì? Là những tài liệu mật được kín đáo trao nhau giữa các cán bộ trong Ban Tôn giáo, trong Ban An ninh nội chính hay... Tổng cục 2. Không, những tài liệu này là những bài viết, công khai, được đăng tải trên khắp các trang mạng từ lề đảng cho đến lề Dân, được tiếp tục đăng tải lại bởi nhiều trang blog, web và nhiều người biết đến, giới thiệu nhau đọc. 


Ngòi bút Viết Lê Quân 

Viết Lê Quân (VLQ) viết ở nhiều lãnh vực khác nhau nhưng được biết đến nhiều nhất là những bài thuộc về lãnh vực kinh tế và hoạt động của các tập đoàn. Những đối tượng VLQ nhắm đến nhiều nhất là EVN, Petrolimex và Ngân hàng nhà nước. Bộ phận được chiếu tướng thường xuyên là Bộ Tài chánh và Bộ Công thương. Không nói rõ ra nhưng phảng phất ở đâu cũng có bóng dáng ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. 

Trong bài Quyết định 24 của Chính phủ - chỗ dựa dẫm của EVN (4) tự nhan đề cũng đã nói lên được toàn cảnh những nhân vật đứng đằng sau sự lộng hành của EVN. VLQ viết: "Không thể nói Chính phủ là “vô can” trong chuyện tăng giá điện. Cái cớ lớn nhất mà Bộ Công thương và EVN vẫn thường nại ra là Quyết định số 24, được Thủ tướng ban hành vào tháng 2/2011 về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường." Theo ông, chính Bộ Công thương với Vũ Huy Hoàng là "người đỡ đầu" của "cậu ấm" EVN. Bố già đỡ đầu này lại chống gậy thủ tướng "EVN tăng giá điện là theo quy định của Chính phủ". 

          Cũng theo VLQ thì "không thể nói Chính phủ là “vô can” trong chuyện tăng giá điện. Cho tới nay, cái cớ lớn nhất mà Bộ Công thương và EVN vẫn thường nại ra là Quyết định số 24, được Thủ tướng ban hành vào tháng 2/2011 về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường. Theo đó, khoảng cách tối thiểu giữa hai lần điều chỉnh giá điện là 3 tháng. Nếu giá điện tăng trong phạm vi 5%, EVN chỉ cần thông báo tới Bộ Công thương, Bộ Tài chính. Cấp cao nhất là Thủ tướng Chính phủ chỉ can thiệp phê duyệt khi giá điện được đề xuất tăng trên 5%."

        Thế là cậu ấm EVN cứ mà tà tà tăng giá điện miễn sao dưới 5% trong vòng 3 tháng. Dân có than thì lôi đầu ông Thủ tướng đứng đầu chính phủ ra mà tố bởi cái quyết định 24 nuông chìu cậu ấm EVN mà ông ta đã ký. Và VLQ kết luận: 

     "Người dân sẽ cần phải mổ xẻ nguồn gốc vấn nạn xã hội này ở địa chỉ nào - EVN, Bộ Công thương, hay cao hơn nữa là Quyết định 24 của Chính phủ, một văn bản dù bất hợp lý nhưng dường như vẫn được duy trì một cách hữu ý, bởi một thái độ không thể nói là nhằm “loại trừ quyền lợi của các nhóm lợi ích”? 

      Bài viết này cũng như nhiều bài viết khác của VLQ được đăng bởi Tamnhin.net, trang mạng đã bị ra lệnh đóng cửa vào ngày 20 tháng 7, ba ngày sau khi Phạm Chí Dũng bị bắt. (5) 

Những bài viết khác của VLQ về "cậu ấm" EVN và Bộ Công thương: 
EVN: 'Cậu ấm hư hỏng' và câu hỏi với Bộ Công Thương

"Bài toán đặt ra: Chính phủ cần cứu EVN bằng cách chấp thuận cho tăng giá điện đến một mức nào đó đủ để tập đoàn này trả hết khoản nợ hơn 31.000 tỷ đồng, hay nên xem xét lại có thật nguồn cơn độc quyền kinh doanh đã biến DN thành một "cậu ấm hư hỏng"? 

Với kết quả thanh tra trên, dư luận thấy rõ là đã có sự "dung túng" một cách có hệ thống để EVN tăng giá bán điện cao hơn mức cho phép, gây khốn đốn cho DN và xáo trộn cuộc sống của người dân. Không biết đối mặt với bằng chứng không thể phủ nhận trên, Bộ Công Thương sẽ trả lời ra sao? 

EVN đã đầu tư ngoài ngành như thế nào? Cũng kết quả thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính, EVN đã đầu tư vốn vào 36 công ty con, tổng số vốn thực góp là 43.087 tỷ đồng. Tính đến ngày 30/6/2010, công ty mẹ đã góp vốn vào 30 công ty con với tổng số vốn thực góp là 44.584 tỉ đồng. Trong đó, các lĩnh vực EVN tham gia đầu tư là chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng vượt quá tỉ lệ quy định tại điểm 3 Điều 12 Nghị định 09/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Đó là đầu tư tại Ngân hàng An Bình, Công ty Cổ phần bảo hiểm Toàn cầu, Công ty chứng khoán An Bình. (6) 

Thua lỗ và tăng giá: Cần xem xét trách nhiệm EVN

"Với tất cả những gì mà EVN đã biểu hiện từ mấy năm qua, đã đến lúc Chính phủ cần xem xét nghiêm minh về trách nhiệm của những cá nhân lãnh đạo trực tiếp, kể cả gián tiếp đối với tập đoàn này." (7) 

Tăng giá điện - cú mất giá của liêm sỉ 

"Một khi giá điện được tự do chuyển về quyền tự quyết của một doanh nghiệp còn nguyên thế độc quyền và đặc lợi, sẽ khó có nhà nước nào tiên đoán được, càng không thể giải quyết được những hậu họa kinh tế và thảm họa xã hội gây ra bởi cảnh tượng kinh doanh vô liêm sỉ... ", "quan niệm lợi dụng độc quyền nhà nước để phục vụ một nhóm thiểu số, cung cách điều hành kinh doanh yếu kém và cả về những kế hoạch đổ lỗ lên đầu người dân đóng thuế." (8) 

Đối với tập đoàn Petrolimex Viết Lê Quân (VLQ) cũng đặt câu hỏi "Chính phủ còn nhượng bộ nhóm lợi ích xăng dầu bao lâu nữa?" Một nhan đề khéo léo ở dạng câu hỏi nhưng lại là một xác định "Chính phủ nhượng bộ nhóm lợi ích" - vấn đề là... bao lâu nữa. Và đây không phải là nhượng bộ lần đầu "Petrolimex và một số quan chức của ngành công thương lại bắt đầu xúc tiến một cuộc vận động tăng giá mới" mà là "Một lần nữa lại đã diễn ra, và nếu lại có những lần khác trong năm 2012 này, Chính phủ phải nhượng bộ trước quyền lợi và sự đòi hỏi vô lối của các nhóm lợi ích, người dân sẽ còn trông cậy vào đâu để khôi phục niềm tin của mình với Chính phủ?" (9) 

Những bài viết khác về Petrolimex lẫn Bộ Công thương và dĩ nhiên lấp ló bóng dáng của thủ tướng: 
Cú đánh vào 'nhóm lợi ích' xăng dầu - "Đã đến lúc cần có một cuộc thanh tra toàn diện về tình hình tài chính và về những con số lãi, lỗ đang ẩn giấu trong khối doanh nghiệp xăng dầu. Đã đến lúc cần chấm dứt kiểu cách tự tung tác của họ bằng những chế tài và kỷ luật nghiêm khắc..." (10) 

Khoản lỗ 1.800 tỷ và 'vở kịch' tại Petrolimex - "Nếu như trong cùng một Petrolimex, người dân đã không thể hiểu được DN này thực chất lỗ hay lãi, thì trong cùng Bộ Công Thương, hình như lại tồn tại mâu thuẫn lớn khi vào tháng 9/2011, ông Tú thứ trưởng khẳng định Petrolimex lỗ; còn vào tháng 11/2011, ông Hoàng bộ trưởng lại khẳng định Petrolimex lãi." (11)

Sang đến Ngân hàng nhà nước, VLQ cũng đã vạch trần những sai trái, nghi vấn đối với quan thống đốc mới Nguyễn Văn Bình: "Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã bước qua cái mốc 100 ngày đầu tiên trên cương vị người đứng đầu NHNN - một vị trí mà vào tháng 8/2011, người dân và báo giới đã từng kỳ vọng như một "gương mặt mới. Thực tế, gương mặt mới đã thật sự xuất hiện nếu thị trường vàng không còn đó những nghi vấn về nạn đầu cơ vẫn hầu như không được "bình ổn", cũng như đã không tồn tại một khoảng cách quá khó hiểu giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động trong hơn 100 ngày qua..." (12) 

Cũng một lối đặt câu hỏi cho bài viết "Ai đã gây ra nguy cơ thiểu phát?", cũng cách đặt câu hỏi "Nguồn cơn nào, những cơ quan hay nhóm lợi ích nào đã gián tiếp hoặc trực tiếp gây ra hậu quả trên?" với những dữ kiện không thể chối cãi như "Ngân hàng ACB - đã chính thức bác bỏ lập luận về “khó khăn thanh khoản” do thống đốc Nguyễn Văn Bình thuyết minh, với dẫn cứ rất cụ thể: ACB hiện còn tồn đến 3 tỷ USD mà không cho vay được." Viết Lê Quân đã không ngần ngại để có câu trả lời "cái cách mà những cơ quan có chức năng điều tiết tín dụng và tài chính nhằm phục vụ nền kinh tế như Ngân hàng nhà nước và Bộ Tài chính lại cũng bộc lộ quá nhiều dấu hiệu đình trệ." (12) 

Từ những cái gọi là "dấu hiệu đình trệ" Viết Lê Quân đã mài sắt ngòi bút: "Và cũng gần 5 tháng qua kể từ ngày thống đốc Nguyễn Văn Bình nhậm chức, điều có thể được gọi là "dấu hiệu đầu cơ" đã thường vượt gấp 10 lần chiều cao của chính nó...  (13).
Bên cạnh việc vạch trần những "hư hỏng", "nhượng bộ", "vở kịch", "đình trệ" của lãnh vực điện, xăng, tiền dưới ô dù của chính phủ, Viết Lê Quân cũng "thò bút" qua nhiều lãnh vực khác cũng nằm dưới bóng dù của thủ tướng: 

Cưỡng chế đất đai ở Hưng Yên nhiều hệ lụy? (bài này đăng trên tamnhin.net và bị gỡ bỏ, đăng lại bởiDanlambao) - "chính các chính quyền địa phương và hệ lụy tất yếu về hệ quả công xã của người dân đang làm mờ nhạt đáng kể những chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, kể từ thời điểm ông quan tâm chỉ đạo đến vụ Tiên Lãng." (14)
Và có lúc Viết Lê Quân đã đụng sâu vào nguồn gốc của mọi vấn đề: 

DNNN ở Trung Quốc và Việt Nam: Đồng sàng dị mộng - Ai “đang bán rẻ đất nước mình”? 

Tại Việt Nam, khối DNNN tuy chiếm đến 70% vốn đầu tư toàn xã hội, 50% vốn đầu tư nhà nước, 60% tín dụng của các ngân hàng thương mại, 70% nguồn vốn ODA, nhưng chỉ đóng góp khoảng 37-38% GDP. Có đến 31% DNNN bị lỗ trong sản xuất kinh doanh, 29% hoạt động không hiệu quả, lỗ lãi tượng trưng. 

Chỉ riêng năm 2009, nợ của 81/91 tập đoàn, tổng công ty nhà nước (chưa tính Vinashin) đã là 813.435 tỷ đồng. Nếu tính cả nợ của Vinashin, theo báo cáo của Bộ Tài chính là 86.000 tỷ đồng, thì nợ của khu vực DNNN đến năm 2009 đã lên tới 54,2% GDP của năm 2009. 

"Nếu ở Việt Nam, điều trước đây chỉ có thể xem là “dấu hiệu kém hiệu quả” ứng với trường hợp Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) hay Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), thì cho đến nay những dấu hiệu đó đã biến thành một chuỗi mắt xích liên hoàn, xảy ra một cách có hệ thống, và đặc biệt là có chủ ý... 

Công việc tái cấu trúc DNNN - đang được Chính phủ Việt Nam lập kế hoạch, sẽ chỉ mang tính hình thức, hoặc nói cách khác sẽ chỉ là công đoạn sắp xếp lại một số mắt xích “cho phù hợp hơn” (15) 

Những “công bộc của dân” vì thế cũng đã từ lâu vượt quá xa thiên chức của mình. “Sự tồn vong của chế độ” chỉ có thể được giải quyết dứt khoát bằng biện pháp con người, thay cho lý do cơ chế mà luôn dẫn đến hệ quả “chỉnh đốn” mãi vẫn chưa xong. (16)

Và VLQ cũng lôi chuyện trước đây ông "chống tham nhũng không được thì tôi sẽ từ chức... đến 2 nhiệm kỳ": Nội chính sẽ đối đầu với tham nhũng chính quyền? khi Nguyễn Tấn Dũng bị mời ra khỏi chức vụ... tổng giám đốc trừ sâu bọ:

Trong một thời gian dài, Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng đã thuộc về Chính phủ. Lẽ tất nhiên cơ quan này phải được đảm trách và chỉ đạo bởi cấp thấp nhất là một phó thủ tướng. Còn người chịu trách nhiệm chính về hoạt động và kết quả của nó là Thủ tướng. 

Kết quả cũng đã có, ít nhất trong 6 năm qua. Song như những đánh giá lặp đi lặp lại qua từng năm về mức độ “còn quá khiêm tốn”, rõ ràng cơ chế Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng trực thuộc chính quyền đã không thích ứng nhanh, đầy đủ trách nhiệm và cả công tâm với diễn biến tham nhũng - vốn đã tăng vọt theo cấp số nhân tại các cấp chính quyền thừa hành có điều kiện trực tiếp đụng chạm với người dân và doanh nghiệp

 Những bài viết khác của Viết Lê Quân:

Cái kết cho “công ty mua bán nợ quốc gia” 
Ai gánh nợ cho các tập đoàn? 
“Đổi đời” casino: Quảng Ninh có trở thành ...? 
Quá độ cho tự do báo chí 
Phép thử dân chủ mang tên Ô Khảm 
Câu hỏi sau vụ chốngcưỡng chế ở Hải Phòng 
Bài học nào từ vụ chống cưỡng chế ở Hải Phòng? - Với những gì đã và đang lộ dần ra, người dân huyện Tiên Lãng đang không nhìn thấy bóng dáng của một dự án công ích nào cả. Thay vào đó là mùi vị của nhóm lợi ích.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét